Tại sao các khóa học tiền sản lại chú ý tới việc dạy bà mẹ tương lai cách thở đúng? Thứ nhất, để vào thời điểm khi chui ra khỏi bụng mẹ, em bé nhận được đủ lượng oxy cần thiết; Thứ hai, để sau này bé khỏe mạnh; Và cuối cùng, để các sản phụ không bị đau đớn khi vượt cạn.
Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ trải qua không ít những biến đổi. một trong những biến đổi lớn nhất gắn liền với hệ tim mạch và hệ hô hấp, vốn ngày càng phải chịu đựng một trọng tải lớn hơn.
Ví dụ, để cung cấp lượng ôxy cần thiết cho thai nhi đang ngày một lớn lên, lượng mái tuần hoàn trong cơ thể tăng mạnh, và tim phải đập nhanh hơn. Đặc biệt, quá trình này rõ rệt nhất là vào tuần thai thứ 25-28, khi tim phải chịu trọng tải tối đa và bản thân người mẹ tương lai cũng tự cảm nhận thấy việc tim mình đập nhanh hơn hẳn.
Ngoài ra, trong thời kì mang thai, phổi của người phụ nữ cũng phải làm việc nhiều hơn bình thường. Chính vì thế mà kể cả những thai phụ có sức khỏe tốt cũng bị cảm giác khó thở, thậm chí ngay cả khi ngồi yên một chỗ chứ không chỉ sau giờ làm việc hoặc khi đi bộ.
Để trong quá trình sinh con, tim và phổi chịu được trọng tải lớn, khi mang bầu bạn cần dành thời gian học thở. Bạn có thể tới các khóa tiền sản để học về động tác này. Ở đây, chúng tôi xin giới thiệu về các nguyên tắc thở chung như sau:
Giai đoạn thứ nhất khi sinh con
Khi bạn đau đẻ, lượng ôxy cần thiết cho cơ thể tăng lên tới 85%, còn trong khi bạn rặn đẻ thì cơ thể thậm chí cần một lượng ôxy lớn hơn bình thường từ 150-250%. Trong khoảng thời gian diễn ra các cơn đau đẻ, lượng mái trở về tim lớn hơn bình thường tới 0,5 lít, vì thế mà huyết áp tăng lên, tim đập nhanh và hơi thở dồn dập hơn. Bạn cần hít vào thật sâu, thật đầy và thở ra cũng vậy, không nên để sót lại lượng không khí “đã qua sử dụng” lưu lại trong phổi.
Thở đúng cách khi sinh nở không chỉ giúp mẹ bớt đau mà còn có lợi cho bé. (ảnh minh họa)
Thông thường, cứ sau mỗi cơn đau đẻ lại có một khoảng thời gian yên ắng nhất định. Bạn nên lợi dụng thời điểm này để nghỉ ngơi và thư giãn. Hãy hít thở nhẹ nhàng và đều đặn như khi bạn ngủ. Thử hình dung rằn người bạn đang lơ lửng trong trạng thái chân không, bạn có thể ngủ được một lát.
Nên sử dụng các loại thuốc giảm đau: Các nghiên cứu cho thấy phản ứng của cơ thể khi bị đau là thở dồn dập hơn và nông hơn, thậm chí ngừng hít thở hoặc ngừng thở ra. Thế nhưng, trong khi chuyển dạ bạn rất cần hít thở, chỉ có điều phải học cách hít thở sao cho đúng.
Nên nhớ rằng bạn không chỉ thở bằng phần vai mà bằng cả lồng ngực, đẩy không khí vào tận những góc xa nhất của phổi để mái nhận được đủ lượng ôxy cần thiết.
Giai đoạn thứ hai khi sinh con
Cổ tử cung mở hết cỡ, đầu em bé từ vùng xương chậu chuẩn bị chui ra ngoài. Lúc này nếu bạn muốn rặn thì còn quá sớm (bác sĩ đỡ đẻ sẽ thông báo với bạn khi nào được rặn), bạn cần chịu đựng cơn buồn rặn. Điều bạn cần làm lúc này là thở gấp (thở kiểu chó), chỉ có điều cần chú ý để khỏi bị chóng mặt. Sau khi cơn buồn rặn đã qua, bạn có thể trở lại kiểu thở bình thường và sâu như trước.
Trước khi rặn đẻ, bạn cần hít một hơi thật sâu như người sắp nhảy xuống nước, sau đó giữ hơi thở trong lồng ngực (chứ không phải giữ ở hai má!) và rặn hết sức. Cố gắng để cường độ của cú rặn tăng dần chứ không tăng đột ngột. Sau đó, bạn thở ra một hơi dài, hít vào dể lấy không khí cho lần sau và tiếp tục lần rặn tiếp theo.
Giữa các cú rặn, bạn cần thở chậm và nhẹ nhàng. Điều này không chỉ cần cho bạn mà còn cho cả em bé, vì trong khi bạn rặn, bé có thể bị thiếu ôxy.
Thông thường ngay sau khi sinh, hơi thở của người phụ nữ trở lại như bình thường, tuy nhiên những biến đổi của hệ tim mạch chỉ dần dần mất di trong vòng hai tuần sau đó.
Trog thời kì mang thai, áp lực lên tim tăng lên nhiều lần, nguyên nhân là do thai nhi lớn dần trong bụng mẹ, dạ con to lên và người mẹ tăng cân. Cính vì thế mà bắt đầu từ tuần thứ 12, tim đập 82-88 lần/phút. Còn huyết áp thì giảm đi đôi chút. Sau khi sinh, huyết áp của người mẹ lại trở về mức bình thường.
Theo Khampha