Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh, vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Trị táo bón
Rau ngót bổ âm, lại chứa nhiều chất xơ nên ngăn ngừa hữu hiệu được bệnh táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, bù lại âm và các chất dịch đã mất cùng máu khi sinh.
Giảm huyết áp
Trong rau ngót có chứa papaverin, chất này có tác dụng gây dãn mạch, chống co thắt cơ trơn. Vì vậy có tác dụng giảm huyết áp hữu hiệu. Bài thuốc này có thể áp dụng cho cả người bị mỡ máu cao (xơ vữa động mạch), tai biến mạch máu não do tắc mạch, nghẽn mạch.
Điều trị đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để gluco – huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.
Chữa sạch máu hôi sau sinh
Phụ nữ sau sinh nở nên dùng món canh rau bồ ngót (dưới dạng các món ăn) để giúp làm sạch máu hôi; hoặc có thể dùng rau bồ ngót tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt để uống.
Tăng lượng sữa mẹ
Về mặt dinh dưỡng, lá rau ngót có giá trị dinh dưỡng tốt, chẳng hạn như protein, canxi, chất béo, phốt pho, sắt, vitamin A, B, và C. Lá rau ngót cũng chứa một số hợp chất béo.
Thưởng thức rau ngót có thể giúp bà mẹ tăng lượng sữa, điều này là do bắt nguồn từ những tác động nội tiết của các hợp chất hoá học sterols có tính chất estrogen.
Chữa chảy máu cam
Dân gian vẫn thường dùng lá rau ngót rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cho trẻ uống, bã đắp vào thóp sẽ có công hiệu.
Chữa tưa lưỡi cho trẻ
Các bạn hãy rửa sạch rau ngót, sau đó giã nhỏ rồi cho 1 ít nước đã đun sôi để nguội vào lọc lấy nước. Sau khi đã chắt lấy nước, bạn dùng một chiếc khăn xô sạch thấm nước đó lau lưỡi, lợi miệng cho bé ngày 3-4 lần vào buổi sáng, sau khi ăn và trước khi ngủ.
Trị nám
Trong rau ngót có chứa hàm lượng vitamin A và C rất cao giúp tăng cường và duy trì làn da khỏe mạnh, đẩy lùi hắc tố khiến cho vùng nám mờ dần và biến mất. Hơn nữa, rau ngót cũng rất tốt cho sức khỏe, sau khi vết nám hết, các chị vẫn có thể uống thường xuyên để nâng cao sức khỏe cho cơ thể.
Giảm cân
Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 lalori), ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm cân như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường.
Những đối tượng không nên ăn nhiều rau ngót
Phụ nữ mang thai
Trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai.
Người khó ngủ
Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này có chứa chất gây mất ngủ.
Theo Tổng Hợp