Dưới đây là những loại hoa quả tốt cho người bị bệnh dạ dày. Hãy bổ sung chúng trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn nhé!
Chuối
Chuối được coi là nguồn tăng cường năng lượng tuyệt vời cho các vận động viên marathon bởi chúng có thể dễ dàng tiêu hóa và thường không gây khó chịu cho dạ dày.
Loại trái cây này được biết đến với vai trò cải thiện các vấn đề dạ dày vì chúng có chứa pectin – loại chất giúp quá trình đào thải chất cặn bã diễn ra một cách tự nhiên và dễ dàng hơn.
Táo
Táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời cung cấp kcal cho cơ thể. Lớp vỏ táo chứa pectin – một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước, có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón.
Để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với các cơn đau dạ dày, bạn có thể làm sinh tố hoặc các món mứt táo yêu thích.
Đu đủ
Đu đủ có tác dụng xoa dịu dạ dày tạo cảm giác dễ chịu. Ăn đu đủ chín thường xuyên sẽ kích thích hệ tiêu hoá, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, táo bón. Chú ý nên ăn đu đủ làm sau bữa ăn của bạn sẽ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cũng có một số người không hợp với đu đủ, ăn đu đủ xanh hoặc chưa chính hẳn có thể gây đau bụng, vì vậy tùy vào cơ thể của mỗi người mà chúng ta có lựa chọn riêng cho mình.
Dừa
Nước dừa được xếp hạng thứ 2 trong nhóm chất lỏng tinh khiết sau nước tinh khiết. Nước dừa chứa nhiều các chất điện phân, canxi, kali, magie…và các chất khoáng tốt cho cơ thể, giúp giảm các vấn đề về tiết niệu và tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột.
Cà tím
Cà tím là loại quả rất giàu dinh dưỡng, trong thành phần của cà tím có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid. Các khoáng chất (tính theo mg/100g) gồm: kali 220, phốt pho 15, magiê 12, calcium 10, lưu huỳnh 15, clor 15, sắt 0,5, mangan 0,2, kẽm 0,2, đồng 0,1, iod 0,002. Các vitatmin B1, B12, PP rất ít, nhiều chất nhầy. Vì lượng chất nhầy này mà cà tím còn có tác dụng hỗ trợ rất điều trị bệnh dạ dày.
Trong cà tím còn chứa nightshade soda, một chất có tác dụng chống ung thư theo các chuyên gia Nhật Bản thì trong nước ép cà tím có nhiều hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày.
Bí ngô
Bí ngô có chứa một lượng lớn Pectin. Pectin có hiệu quả có thể hấp thụ các vi khuẩn và các chất độc hại như kim loại nặng để làm sạch cơ thể của bạn. Đồng thời, pectin có thể bảo vệ dạ dày của bạn và làm giảm bớt loét dạ dày.
Một số điều cần lưu ý trong chế độ ăn uống của người bị đau dạ dày
Không nên ăn quá no vì ăn quá no sẽ làm dạ dầy phồng căng, sinh ra nhiều axit có hại dễ gây đau, nên nhai kỹ, nuốt chậm vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axit và bão hòa axit trong dạ dày.
Không nên ăn là những thức ăn có độ axit cao như các loại hoa quả chua, cà muối, dưa muối, giấm, mẻ, tương ớt…
Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất, tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, nấu, ninh, còn những thức ăn rán, chiên, muối, nộm không dễ tiêu hóa sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày.
Các loại thức ăn nên dùng là: cơm nhão, cháo, bánh mỳ, bánh quy, cơm nếp, thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om, sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ… trong đó, uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axit trong dạ dày.
Theo Tổng Hợp