Không nên cho trẻ ăn sữa chua đã hết hạn sử dụng. Bởi vì sữa chua đã hết hạn hoặc đã bị hư hỏng có thể khiến em bé nhà bạn phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe xấu và dễ bị những nguy cơ bệnh tật ghé thăm.
Co thắt dạ dày
Co thắt dạ dày có thể gây những cơn đau dạ dày cho trẻ. Những cơn đau này được phát triển như là một trong những triệu chứng đầu tiên báo hiệu sẽ có một căn bệnh do thực phẩm gây ra. Chúng có thể là kết quả của việc bé ăn sữa chua đã hết hạn.
Dạ dày của bé cũng có những cách để thông báo nếu bé ăn phải thực phẩm đã hỏng. Chúng có thể gây ra các cơn co thắt dạ dày, sôi bụng, đầy bụng. Vì thế, nếu con bạn bị đau bụng nghiêm trọng sau khi ăn sữa chua đã hết hạn, bạn phải cho con đi thăm khám bác sĩ sớm.
Tiêu chảy
Cho bé ăn sữa chua đã hư hỏng hoặc hết hạn có thể khiến bé bị tiêu chảy với mức độ từ nhẹ đến nặng khác nhau.
Đây là một triệu chứng phổ biến khi ăn các thực phẩm đã hư hỏng hoặc hết hạn gây ra. Và nếu không được kiểm soát và xử lý thích hợp, tiêu chảy có thể xảy ra gần như ngay lập tức với bé sau khi ăn phải sữa chua hư hỏng.
Khi sữa chua hỏng sẽ có vi khuẩn không lành mạnh chứa trong nó. Những vi khuẩn có hại tích tụ và lấn lướt, sinh sôi trong cơ thể. Điều này sẽ dẫn đến tiêu chảy cho bé. Tiêu chảy có thể trở nên rất nguy hiểm và có thể gây tử vong cho trẻ em hoặc người cao tuổi.
Ói mửa
Trẻ bị ói mửa thường sẽ đi kèm với tình trạng đau bụng hoặc tiêu chảy. Bởi vì khi tiêu thụ sữa chua hỏng, như với bất kỳ thực phẩm nào, cơ thể bạn sẽ cố gắng để trục xuất và đào thải thực phẩm xấu này theo cách này hay cách khác ra ngoài cơ thể.
Không nên hâm nóng sữa chua
Đừng vì sợ các bé ăn sữa chua lạnh sẽ bị viêm họng, lạnh bụng mà bạn ngâm sửa chua qua nước sôi nóng hoặc hâm nóng sữa chua trong lò vi ba, lò vi sóng nhé bởi như thế các vi khuẩn có lợi mất khả năng hoạt động, hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa chua sẽ bị ảnh hưởng.
Tốt nhất nếu sữa chua lạnh, bạn có thể để ngoài môi trường 30-45 phút như hướng dẫn ở trên hoặc ngâm vào nước theo tỷ lệ 2 sôi: 1 lạnh trong 15 phút để sữa chua nguội đều trước khi cho bé ăn.
Thực phẩm không nên ăn cùng sữa chua
Để sữa chua phát huy tác dụng chăm sóc sức khỏe các bé yêu, bạn không nên cho trẻ ăn sữa chua kết hợp với một số kháng sinh như chloramphenicol, erythromycin, chúng có thể giết chết hoặc tiêu diệt vi khuẩn lactobacillus có lợi trong sữa chua.
Cũng không nên dùng chung sữa chua với những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, thực phẩm đông lạnh chế biến từ vì chúng có thể gây táo bón, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tử vong, rất nguy hiểm đấy nhé.
Cho trẻ súc miệng sau khi ăn sữa chua
Bạn cần hướng dẫn trẻ súc miệng kỹ càng bằng nước sôi ấm hoặc nước muối loãng cho sạch vì do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng của bé còn khá non nớt.
Thời điểm thích hợp cho trẻ ăn sữa chua
– Sau bữa ăn chính, sau khi uống thuốc 2 tiếng đồng hồ: Lúc này khuẩn trong sữa chua sẽ có môi trường phù hợp nhất, góp phần tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả.
– Trước khi bé đi ngủ 30 phút: vì ăn sữa chua lúc này không chỉ giúp trẻ được đảm bảo dinh dưỡng mà còn hỗ trợ tiêu hóa và đem lại giấc ngủ ngon.
Theo Tổng Hợp