Để sinh ra một em bé khỏe mạnh, bạn cần có một kế hoạch chăm sóc thai nhi chi tiết và thay đổi một số thói quen ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Trước khi mang thai cần phải trải qua một cuộc kiểm tra y tế, bao gồm cả phụ khoa, nước tiểu, gan, chức năng thận… và một số xét nghiệm máu đặc biệt khác (chẳng hạn như viêm gan B, kháng thể sởi Đức, bệnh giang mai, AIDS, vv…). Việc kiểm tra sớm sẽ giúp ngăn ngừa các nguy cơ bất lợi cho thai phụ và cả thai nhi.
Ngoài cuộc kiểm tra y tế thì trước và sau khi mang thai người mẹ cũng cần phải có một số vấn đề nên tránh. 7 cấm kỵ dưới đây cần phải được đảm bảo để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Mẹ bầu nên có chế độ ăn lành mạnh
1. Uống đồ uống có chứa caffeine
Axit tannic trong trà sẽ làm giảm hấp thu lượng sắt bình thường của cơ thể, có thể dễ dàng dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt. Thai phụ tương lai tốt nhất không nên uống hơn 2 tách trà mỗi ngày. Những người mẹ có thói quen uống cà phê thì cũng nên lựa chọn loại đã được khử caffeine. Đây là lưu ý vô cùng quan trọng trong chăm sóc thai nhi.
2. Cẩn trọng khi sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc kích thích tố nam và nữ trong thời kỳ đầu mang thai, thuốc chống ung thư, hạ huyết áp, streptomycin, tetracycline, vitamin axit A và các loại thuốc khác, có thể gây ra những thay đổi giới tính của thai nhi, biến dạng khác hoặc các khuyết tật về thể chất khác. Vì vậy, ngay từ thời gian đầu của thai kỳ, bạn nên hỏi bác sỹ kỹ càng trước khi quyết định sử dụng loại thuốc nào. Ngay cả khi uống thuốc Trung y cũng cần đặc biệt thận trọng.
Những người sử dụng thuốc dài hạn như bệnh tiểu đường, bệnh thận, động kinh, bệnh tim, lupus đỏ, cường giáp… thì cần có 1 điều kiện ổn định trước khi mang thai.
Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh các loại và số lượng thuốc trước khi có ý định có thai, đồng thời giám sát thường xuyên các điều kiện và điều chỉnh lượng thuốc trong thời kỳ mang thai để đảm bảo sức khỏe và an toàn của người mẹ cũng như thai nhi.
Trong thời gian mang thai nên hạn chế dùng thuốc. Nếu bị bệnh thì thai phụ nên tìm kiếm sự tư vấn y tế, sử dụng thuốc theo toa để tránh các loại thuốc gây tổn hại cho bào thai, hoặc gây ra dị tật. Hãy lưu ý điều này trong chăm sóc thai nhi các mẹ nhé.
3. Tia X quang
Tia X tiếp xúc quá mức có thể gây ra dị tật thai nhi. Nếu bạn đang có khả năng mang thai thì hãy thông báo cho các nhân viên y tế để phòng tránh các tác động xấu.
4. Hút thuốc lá và uống rượu
Khi dự định mang thai bạn nên ngừng hút thuốc. Phụ nữ hút thuốc trong khi mang thai sẽ làm gia tăng nguy cơ sẩy thai. Ngoài ra tỷ lệ nhau bong non, dị tật bẩm sinh cũng tăng lên đáng kể.
Phụ nữ nghiện rượu có thể dẫn đến sự phát triển bào thai bất thường. Rượu có thể ức chế hệ thống thần kinh trung ương. Vì vậy, phụ nữ mang thai hoặc có khả năng mang thai cần ngưng uống rượu hay hút thuốc càng sớm càng tốt.
5. Tiếp xúc hóa chất
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên cố gắng không tiếp xúc với hóa chất trong sản phẩm nhuộm tóc. Các chất ammonium sulfate, persulfate kali, natri persulfate decolorization là thành phần chính của thuốc nhuộm sẽ bị phân hủy bởi melanin trong tóc, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Mặt khác, những người mẹ có công việc thường xuyên tiếp xúc với những hóa chất độc hại cần phải tăng cường bảo hộ hoặc thậm chí thay đổi công việc. Mẹ bầu hãy nhớ điều này khi chăm sóc thai nhi.
Trong chế độ ăn uống nên chú ý để tăng cường chất dinh dưỡng nhất định
6. Chế độ ăn uống không cân bằng
Ba tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian thai nhi phát triển các cơ quan quan trọng nên rất dễ bị tổn thương. Vì vậy ít nhất là ba tháng trước khi bắt đầu có thai, người mẹ cần phải có kế hoạch ăn uống cân bằng để đảm bảo thai nhi trong bụng mẹ có đủ dinh dưỡng cho sự tăng trưởng.
Ngoài ra, trong chế độ ăn uống nên chú ý để tăng cường chất dinh dưỡng nhất định, đặc biệt là protein, khoáng chất và lượng vitamin. Nếu không thể ăn bổ dưỡng và cân bằng thì thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất có thể là một sự lựa chọn tốt.
Chế độ ăn uống không cân bằng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển lành mạnh này. Bởi một khi đã mang thai bất kỳ sự hấp thu dinh dưỡng của mẹ đều từ máu qua nhau thai vào thai nhi.
7. Giảm cân
Những người mẹ có dự định mang thai không chỉ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, kết hợp với thể dục thường xuyên mà cần phải từ bỏ ý định giảm cân. Đặc biệt ngăn cấm việc sử dụng thuốc giảm cân. Đây là “không nên” cuối cùng trong nội dung chăm sóc thai nhi này.
Theo Kienthucgiadinh