Tâm lý học trong thiết kế nội thất: Nhà của người nhạy cảm trông như thế nào?

Thiết kế nội thất ngày càng được các gia chủ quan tâm, chú trọng, nhất là với những người nhạy cảm bởi họ thường phản ứng ở mức độ “mãnh liệt” hơn trước những tác động của môi trường sống, điều kiện ngoại cảnh. Vậy người nhạy cảm sẽ thiết kế ngôi nhà của họ như thế nào?

Những người nhạy cảm có những nhu cầu khác nhau. Trước những tác động của ngoại cảnh, môi trường sống, họ thường phản ứng ở mức độ sâu hơn so với thông thường. Theo số liệu thống kê, người nhạy cảm chiếm khoảng 20% dân số.

Họ muốn thiết kế nội thất ngôi nhà của mình theo cách mà sự nhạy cảm của họ sẽ được xoa dịu, được truyền cảm hứng. Đó là lý do tại sao tâm lý học trong thiết kế đóng vai trò rất quan trọng trong cách cấu trúc ngôi nhà của những người nhạy cảm.

Khi tham gia vào lĩnh vực thiết kế nhà đẹp, những người nhạy cảm có những điều kiện và quy tắc rất nghiêm ngặt.

Người nhạy cảm có những điều kiện và quy tắc rất nghiêm ngặt khi thiết kế nội thất.

Chủ nhà nhạy cảm thường là những người:

  • Dễ bị căng thẳng.

  • Ưu tiên quá mức cho tính thẩm mỹ.

  • Có cảm giác chắc chắn về màu sắc và hình dạng mà họ muốn.

  • Họ quá tập trung vào các chi tiết.

Theo mô tả trên thì người nhạy cảm là những cá nhân muốn sự hoàn hảo, tinh tế và sang trọng ở đồ đạc, vật dụng cũng như cấu trúc xung quanh họ.

Người nhạy cảm chuộng thiết kế nội thất theo phong cách tối giản, nhẹ nhàng.

Mẹo thiết kế nội thất cho những người nhạy cảm:

  • Thiết kế nội thất nhẹ nhàng, tối giản

Những người nhạy cảm thường theo chủ nghĩa tối giản, họ không muốn có nhiều sự lộn xộn, nếu không muốn nói là không lộn xộn chút nào. Họ chỉ muốn có một số đồ nội thất và vật dụng trang trí trong tầm nhìn trực tiếp. Tâm lý trong thiết kế ở đây là chỉ bao quanh những khách hàng nhạy cảm với những thứ họ cần, yêu thích hoặc cảm thấy thoải mái.

Người nhạy cảm không muốn đồ nội thất được đóng sẵn bởi họ muốn di chuyển nó xung quanh khi thấy phù hợp với tâm trạng của họ. Đồng thời, họ cũng muốn có không gian rộng rãi giữa các đồ đạc. Trên thực tế, đó là không gian “thở” mà họ cần.

  • Mọi thứ đều có vị trí chính xác

Đối với những người nhạy cảm, mọi thứ đều có vị trí của nó: Những cuốn sách trên giá sách, những chiếc khăn trên móc treo, quần áo bên trong tủ. Khi cần dùng tới, gia chủ sẽ biết chính xác vật dụng, đồ đạc của mình đang để ở đâu. Họ sẽ rất khó chịu nếu nhìn thấy khăn tắm trên giường, cuốn sách trên ghế…

Điều này có thể không thực hiện được nếu trong nhà có trẻ nhỏ, tuy nhiên bạn có thể hạn chế sự lộn xộn khắp nhà mà thay vào đó chỉ làm chúng “lộn xộn” trong một căn phòng nào đó, xa tầm nhìn của những người nhạy cảm.

Với những vật dụng ít khi dùng tới, bạn nên lưu trữ chúng trong giỏ, hộp và đặt ở xa tầm nhìn của người nhạy cảm. Nhà của người nhạy cảm nên có tủ kệ lưu trữ thực phẩm, thức ăn với cửa đóng kín. 

Màu sắc nội thất dành cho người nhạy cảm nên là những tông màu nhẹ nhàng.
  • Phối màu nghiêm ngặt

Thiết kế nội thất ảnh hưởng đến tâm trạng như thế nào thông qua cách phối màu? Những chủ nhà nhạy cảm thường không có cảm hứng với những màu sắc chói lọi. Họ muốn những tông màu tinh tế, nhẹ nhàng, giúp họ cảm thấy thoải mái và giảm bớt căng thẳng. Họ cũng muốn có nhiều cây xanh, đó là lý do tại sao các loại cây trong nhà và khu vườn bên ngoài có thể được nhìn thấy một cách sống động từ trong nhà giúp cải thiện tinh thần của chủ nhà nhạy cảm.

  • Ánh sáng đủ và thiên về màu hơi vàng

Những người nhạy cảm thường có đôi mắt nhạy cảm. Ánh sáng vừa đủ, ở vị trí tốt và thiên về màu hơi vàng là điều mà họ cần. Người nhạy cảm không thích ánh sáng chói lòa màu trắng chiếu nhanh vào phòng vì ai đó bất cẩn mở rèm mà không được sự cho phép của họ.

Phòng của người nhạy cảm bao gồm nhiều lớp vật liệu. Đầu tiên có thể là một tấm rèm dày mờ đục gần cửa sổ. Lớp thứ hai của rèm có thể là lớp trong suốt, mỏng mảnh để ánh sáng tự nhiên chiều vào phòng từng bước một, không quá đột ngột.

Khi thiết kế nội thất cho chủ nhà nhạy cảm, bạn cần lưu ý tới hệ thống ánh sáng nhân tạo. Người nhạy cảm sẽ luôn chào đón ánh sáng vàng hơn ánh sáng trắng, ngay cả khi họ đọc sách.

Lam Giang

>> Năm 2020, ngôi nhà của chúng ta đã thay đổi như thế nào?

>> Nếu tự thiết kế nội thất, bạn nên tránh những sai lầm này

>> Cập nhật nhanh các xu hướng trang trí nội thất 2021

Link bài viết gốc
http://thanhnienviet.vn/2021/03/03/tam-ly-hoc-trong-thiet-ke-noi-that-nha-cua-nguoi-nhay-cam-trong-nhu-the-nao

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *