Tính từ khi sinh con, nếu sau 2 tháng (với bà mẹ không cho con bú) hoặc 1 năm (với bà mẹ cho con bú) mà không thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân chính xác và cách chữa trị hiệu quả.
1. Thời gian xuất hiện kinh nguyệt khác nhau với mỗi người
Thông thường, phụ nữ không cho con bú sẽ có chu kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh từ 6-8 tuần, với người cho con bú thường có sau 3-6 tháng hoặc có thể lâu hơn. Lý do là vì các bà mẹ cho con bú sẽ tiết ra prolactin và các hormone ức chế sản xuất estrogen nên kinh nguyệt trở lại chậm hơn. Với những bà mẹ sinh con bằng phương pháp mổ đẻ, kinh nguyệt sẽ trở lại khoảng 4- 8 tuần sau khi sinh.
Tính từ khi sinh con, nếu sau 2 tháng (với bà mẹ không cho con bú) hoặc 1 năm (với bà mẹ cho con bú) mà không thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân chính xác và cách chữa trị hiệu quả. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do chậm kinh có thể là do bị sốt xuất huyết sau khi sinh, vô kinh sau sinh, rối loạn nội tiết… hoặc có thai. Ngoài ra, nếu phải chịu áp lực lớn hoặc lo lắng quá mức, trong thời gian nuôi con, người mẹ cũng có thể bị chậm kinh sau sinh.
2. Chu kỳ không ổn định
Đa phần phụ nữ sau khi sinh đều thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ không ổn định. Thậm chí những chu kỳ này có thể hoàn toàn khác với các chu kỳ trước khi bạn mang thai. Sự thay đổi này có thể tiếp tục… kéo dài trong thời gian nuôi con, tùy vào thể trạng và sức khỏe của bạn.
Theo các bác sĩ sản khoa, duy trì các bài tập vận động sau sinh là phương pháp hiệu quả để giúp kinh nguyệt ổn định trở lại. Bởi vận động sẽ giúp lưu thông máu, giải tỏa căng thẳng và đây là thói quen tốt cho sức khỏe. Việc sử dụng thuốc để ổn định kinh nghiệm không phải là lựa chọn tốt nhất nhưng trong trường hợp cần thiết và bắt buộc phải dùng thuốc, bạn cần có chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ.
Ảnh minh họa
3. Thời gian kéo dài của một chu kỳ kinh nguyệt không như nhau
Một chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh thường có thời gian tương đương với trước lúc mang thai. Đó là vào khoảng 2-7 ngày tùy theo thể trạng mỗi người.
Nếu kinh nguyệt kéo dài quá lâu (8-14 ngày), bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, xem bạn có khả năng bị tổn thương hữu cơ trong ổ bụng (vídụ như: tổn thương thành nội mạc tử cung) hoặc có bị viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản không.
4. Lượng máu trong mỗi lần có kinh nguyệt không đều
Lượng máu xuất hiện trong mỗi lần có kinh nguyệt ở các bà mẹ sau sinh là không giống nhau. Một số bà mẹ có rất nhiều kinh nguyệt nhưng một số lại có rất ít. Lý do là vì thành nội mạc tử cung tương đối dày sẽ dẫn đến lưu lượng kinh nguyệt lớn hơn. Tuy vậy, đa phần phụ nữ sau khi sinh con có lượng kinh nguyệt nhiều hơn và cũng gây đau bụng hơn.
Nếu lượng máu kinh ra nhiều, có thể thấm ướt băng vệ sinh trong vòng 1 giờ đồng hồ và buộc phải thay mới thì bạn nên đến bệnh việc để kiểm tra bởi hiện tượng này có thể bị gây ra bởi tổn thương ở âm đạo và một số nguyên nhân liên quan tới sức khỏe khác.
Một điều cần chú ý là rất nhiều bà mẹ đã nhầm lẫn máu ra sau khi vượt cạn là kinh nguyệt nhưng thực chất đây là chất lưu còn lại trong tử cung thoát ra ngoài (hay còn gọi là sản dịch). Thời gian ra máu tùy thuộc vào cơ thể mỗi người và bạn nên dùng băng vệ sinh cũng như vệ sinh sạch sẽ vùng kín giống như khi có kinh nguyệt.
Theo Eva