Những nguyên nhân gây đau bụng chị em cần lưu ý

Dưới đây là một số trong những lý do hàng đầu đằng sau các cơn đau bụng mà có thể bạn chưa nắm được hết. Hãy tham khảo để biết cách đối phó khi gặp rắc rối này nhé.

1. Sỏi mật

Khi có một lượng chất rắn tích tụ ở bụng, nó có thể tạo thành sỏi mật và gây đau. Phụ nữ thường nhạy cảm hơn so với nam giới về vấn đề này. Cơn đau do sỏi mật chủ yếu xảy ra ở phía bên phải của bụng, đặc biệt là sau khi bạn ăn quá nhiều. Nếu bạn nghi ngờ vấn đề này, bạn phải đến bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.

2. Chuột rút hoặc do thay đổi nội tiết tố trong kì kinh nguyệt

Đôi khi bạn không nhận ra những cơn đau do chuột rút trong bụng nhưng đây cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng trong những ngày có kinh nguyệt. Ngoài ra, những thay đổi nội tiết tố xảy ra trong những ngày này cũng có thể gây ra sự đau đớn và khó chịu. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đi khám cẩn thận.

3. Cơn đói

Nếu bạn nhịn đói trong thời gian dài, có thể bạn sẽ rơi vào tình trạng tích đầy khí trọng dạ dày. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn đau bụng. Bởi vậy, các bác sĩ bao giờ cũng khuyên bạn cần ăn uống đúng giờ, đúng bữa và tuyệt đối không được nhịn ăn.

1495 Những nguyên nhân gây đau bụng chị em cần lưu ý

4. Ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày của bạn phải làm việc quá tải và có thể khiến cho ruột của bạn bị căng thẳng. Điều này dễ làm cho dạ dày bị tổn thương và gây đau ở bụng. Vì vậy, tốt nhất bạn chỉ nên ăn no vừa đủ để dạ dày có thể tiêu hóa tốt và xử lý được các thực phẩm mà bạn đang ăn.

5. Phản ứng phụ của thuốc

Một số loại thuốc khi dùng nếu không tuân thủ chỉ dẫn có thể gây ra phản ứng phụ là viêm loét hay sưng ở niêm mạc dạ dày. Điều này đặc biệt rất phổ biến ở các loại thuốc có chứa aspirin và ibuprofen. Thông thường, một khi dừng dùng thuốc, các tác dụng phụ của thuốc cũng bắt đầu biến mất, có nghĩa là những cơn đau cũng sẽ giảm đi. trong trường hợp bạn vẫn thường cảm thấy tồi tệ thì hãy nói chuyện với bác sĩ để nỗi đau của bạn sẽ biến mất. Trong trường hợp tồi tệ hơn, hãy nói chuyện với bác sĩ để được đổi sang đơn thuốc khác thích hợp hơn.

6. Không tiêu hóa được Lactose

Nếu cơ địa của bạn vốn dĩ đã không tiêu hóa được lactose thì bất kể khi nào bạn tiêu thụ nhầm thực phẩm chứa lactose thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Nó có thể gây đầy hơi và đau bụng.

7. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng virus và vi khuẩn trong thực phẩm xâm nhập bên trong cơ thể và gây ra nôn mửa, đau bụng… Trong trường hợp này, bạn cần kết hợp uống thuốc với ăn các bữa ăn nhẹ, uống nhiều nước để giải quyết vấn đề.

8. Trào ngược dạ dày – thực quản (Gerd)

Tình trạng này xảy ra khi thực phẩm và axit từ dạ dày bắt đầu đi ngược lên do van chia dạ dày và thực quản trở nên yếu. Tình trạng này xảy ra do một số loại thuốc và ăn uống quá mức hoặc thói quen ăn uống sai. Cơn đau xảy ra chủ yếu ở khu vực dạ dày phía trên, giáp với vùng ngực dưới.

9. Căng thẳng

Cho dù bạn tin hay không, trạng thái tinh thần của bạn hoàn toàn có thể liên quan đến trạng thái vật lý của cơ thể. Khi bị căng thẳng hoặc trầm cảm, hoặc thậm chí lo lắng quá nhiều, dạ dày của bạn có thể bắt đầu bị rối loạn chức năng hoạt động và không xử lý hoặc tiêu hóa thức ăn thuận lợi. Nó cũng có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích và gây đau bụng.

10. Vấn đề tuyến giáp

Cường giáp, suy giáp là hai bệnh phổ biến ở tuyến giáp, nó cũng có thể ảnh hưởng và gây ra các vấn đề ở dạ dày. Mặc dù tuyến giáp là gần cổ nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Cường giáp có thể gây ra tiêu chảy và đau trong dạ dày, trong khứ nguy giáp có thể dẫn đến táo bón và khó chịu dạ dày.

Theo Suckhoedoisong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *