Phụ nữ mang thai ăn nhiều mướp đắng sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của mướp đắng có thể làm cho dạ dày và dạ con co bóp, có thể dẫn đến sảy thai.
Mướp đắng
Mướp đắng là thực phẩm tốt cho sức khoẻ và cũng là một loại thảo dược chữa bệnh. Hàm lượng folate trong mướp đắng là rất cần thiết cho thai kỳ vì mục đích là để tránh khuyết tật về ống thần kinh cho trẻ sơ sinh.
Mướp đắng có chứa vitamin C làm tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai và bảo vệ cơ thể bà bầu khỏi các chất độc. Hơn nữa, mướp đắng cũng giàu vitamin B, một số chất như sắt, kẽm, kali, mangan, magiê đóng một phần quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi phát triển.
Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai lạm dụng mướp đắng, nó sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của mướp đắng có thể làm cho dạ dày và dạ con co bóp. Điều này có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non cho những phụ nữ có nguy cơ cao như tử cung nghiêng, tử cung có sẹo…
Mặc dù tất cả các nghiên cứu không cho kết quả rõ ràng rằng chất đắng trong mướp đắng có thể gây hại cho bào thai. Tuy nhiên, thử nghiệm với chuột cho thấy, việc sử dụng mướp đắng với liều cao có thể gây ra dị dạng bào thai chuột. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên phụ nữ mang thai không nên ăn mướp đắng.
Ngoài ra, chất Vicine trong hạt của mướp đắng có thể gây ngộ độc cho một số cơ quan nhạy cảm. Vì vậy, trẻ em và phụ nữ mang thai nên tránh ăn hạt của mướp đắng. Khi nấu, bạn nên loại bỏ hoàn toàn hạt mướp đắng.
Cà tím
Mặc dù cà tím chứa rất nhiều sắt có lợi cho việc làm máu của người phụ nữ tốt hơn trong lúc mang thai, tuy nhiên các chuyên gia lại cảnh báo rằng người phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn vì có khả năng dẫn đến xảy thai.
Rau bina
Rau bina. Rau bina chứa rất nhiều vitamin K cũng như giàu chất sắt. Tuy nhiên, nếu ngày nào mẹ bầu cũng ăn loại rau này thì nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên rất cao đấy nhé. Để cung cấp lượng sắt qua loại rau này, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 1-2 bữa rau bina mỗi tháng để đảm bảo cho cả mẹ và bé.
Rau ngải cứu
Ngải cứu là một loại thảo dược có tác dụng giảm đau cơ bắp, giúp lưu thông máu, giảm đau bụng và được bác sĩ sử dụng cho các trường hợp an thai, sảy thai liên tục. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu phụ nữ mang thai ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu tiên thì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung. Hậu quả có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.
Nếu các bà mẹ sử dụng ngải cứu với tác dụng an thai, bà mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, nếu người mẹ có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non, các bà mẹ không nên ăn nhiều ngải cứu.
Cải xoăn
Cải xoăn. Cải xoăn là loại rau tốt cho chị em trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại không tốt cho người mang thai. Nếu thích cải xoăn, mẹ bầu chỉ nên ăn 1-2 thìa không nên sử dụng chúng quá nhiều vì nó có thể làm chị em sảy thai.
Rau chùm ngây
Rau chùm ngây là một loại thực phẩm vô cùng dinh dưỡng nhưng nó chắc chắn không dành cho người đang mang thai. Do trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Vì vậy các nhà khoa học khuyên rằng “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”.
Rau răm
Là loại rau dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam, rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.
Theo Eva