Tỏi là một loại gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày, có nhiều công dụng trị bệnh, tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn loại thực phẩm này.
Người đang bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Do đó, không nên ăn tỏi sống vì sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.
Người có sức đề kháng yếu
Theo kinh nghiêm, ăn tỏi nhiều sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu. Tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu, người có thể chất yếu và nhiệt không được để chạm môi. Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý tránh ăn tỏi.
Người bị bệnh gan
Với những bệnh nhân viêm gan, tỏi không hề có tác dụng trị bệnh, trái lại, một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan dễ buồn nôn.
Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, cản trở việc điều trị bệnh gan.
Người đang cho con bú
Nếu mẹ cho con bú ăn tỏi, mùi tỏi sẽ tồn tại trong sữa mẹ rất lâu, thậm chí kéo dài tới 2 giờ sau khi ăn. Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm có thể thấy khó chịu, nhăn mặt thậm chí là bỏ bú nếu phát hiện mùi vị khó chịu trong sữa.
Ngoài ra, hoạt chất của tỏi có thể được tiết qua sữa mẹ, làm cho trẻ sơ sinh có thể bị đau bụng. Mặt khác, việc ăn quá nhiều tỏi có thể gây ra chứng khó tiêu.
Người mắc các bệnh về mắt
Y học Trung Quốc tin rằng ăn nhiều tỏi trong thời gian dài là tác nhân làm tổn thương mắt và tổn thương gan. Vì vậy khi có các bệnh về mắt, khí sắc kém, thiếu máu, giảm thị lực, ù tai, hoa mắt, mất trí nhớ… không nên ăn quá nhiều tỏi.
Một số lưu ý khi ăn tỏi
– Không nên ăn tỏi khi đói hoặc đang trong quá trình uống thuốc.
– Hạn chế ăn quá 10g tỏi mỗi ngày vì nếu ăn quá nhiều có thể gây hại dạ dày.
Theo Suckhoedoisong