Vào những ngày có kinh nguyệt, nhiều chị em thường cảm thấy khó chịu với các triệu chứng như đau lưng, đau bụng, mệt mỏi… Nó được gọi chung là các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) có rất nhiều loại triệu chứng, bao gồm cả thay đổi tâm trạng, ngực mềm, thèm ăn, mệt mỏi, khó chịu và trầm cảm.
Tuy nhiên, các biểu hiện này khác nhau ở mỗi người. Và rất nhiều chị em cũng thắc mắc nguyên nhân do đâu dẫn tới tình trạng này.
Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng tiền kinh nguyệt thường không rõ ràng nhưng có những yếu tố có thể góp phần làm tăng tình trạng này, đó là:
– Sự thay đổi về kích thích tố, thay đổi chất hóa học trong não: Biến động của serotonin, một hóa chất não (dẫn truyền thần kinh) được cho là đóng một vai trò quan trọng ở các bang tâm trạng, có thể gây ra các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Không đủ lượng serotonin có thể góp phần làm trầm cảm tiền kinh nguyệt, cũng như mệt mỏi, thèm ăn và vấn đề ngủ.
– Rối loạn tĩnh mạch: Cơn đau lưng và bụng mà nhiều chị em gặp phải chính là cơn đau vùng xương chậu. Nguyên nhân của cơn đau này là do rối loạn mạch máu vùng xương chậu. Vùng này có một hệ thống quan trọng như tĩnh mạch buồng trứng, mạch vùng mông… Tất cả các mạch này nếu không được hoạt động trơn tru trong những ngày có kinh nguyệt (lượng máu xuất hiện nhiều hơn) đều có thể là nguyên nhân gây nên chứng giãn tĩnh mạch, rối loạn mạch máu… và kết quả là làm tăng các cơn đau trong kì hành kinh.
Hiện tượng mà phụ nữ thường gặp trong thời kỳ tiền kinh nguyệt được gọi là giãn tĩnh mạch vùng xương chậu. Đây là sự giãn nở bình thường và thường xuyên, kèm theo co duỗi của của thành mạch máu. Hiện tượng này chỉ có thể phát hiện khi bệnh nhân siêu âm và chiếu X-quang tĩnh mạch và soi nội tạng.
Theo Suckhoedoisong