Sữa bị vón cục không đảm bảo về chất lượng, an toàn thực phẩm. Nguyên nhân bị vón cục có thể là do sữa đã hết hạn dùng, khi đó vi sinh vật sẽ phát triển và gây hại cho hệ đường ruột khiến cho người sử dụng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,..
Tiêu chảy
Tiêu chảy là một triệu chứng phổ biến khi ăn các thực phẩm đã hư hỏng hoặc hết hạn gây ra. Và nếu không được kiểm soát và xử lý thích hợp, tiêu chảy có thể xảy ra gần như ngay lập tức với bé sau khi ăn phải sữa đã bị hỏng.
Co thắt dạ dày
Co thắt dạ dày có thể gây những cơn đau dạ dày cho trẻ. Những cơn đau này được phát triển như là một trong những triệu chứng đầu tiên báo hiệu sẽ có một căn bệnh do thực phẩm gây ra. Chúng có thể là kết quả của việc bé uống sữa hỏng, bị vón cục đã hết hạn.
Dạ dày của bé cũng có những cách để thông báo nếu bé ăn phải thực phẩm đã hỏng. Chúng có thể gây ra các cơn co thắt dạ dày, sôi bụng, đầy bụng. Vì thế, nếu con bạn bị đau bụng nghiêm trọng sau khi uống phải sữa đã hết hạn, bạn phải cho con đi thăm khám bác sĩ sớm.
Nôn mửa
Trẻ bị nôn mửa thường sẽ đi kèm với tình trạng đau bụng hoặc tiêu chảy. Bởi vì khi uống phải sữa hỏng đã bị vón cục, như với bất kỳ thực phẩm nào, cơ thể bạn sẽ cố gắng để trục xuất và đào thải thực phẩm xấu này theo cách này hay cách khác ra ngoài cơ thể.
Ngộ độc thực phẩm
Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên khi ăn phải thức ăn, đồ uống bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn thường dẫn đến tình trạng tiêu chảy, nôn mửa, nguy hiểm hơn nữa có thể gây ngộ độc cho trẻ.
Khi bị ngộ độc trẻ có thể bị nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày. Tiêu chảy, đau bụng dữ dội, đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng của bệnh nặng hay nhẹ.
Khi trẻ bị nôn nhiều thường dẫn đến tình trạng rối loạn nước và chất điện giải. Sốt, đi ngoài phân nhày máu là những dấu hiệu nhiễm khuẩn gây tổn thương ruột. Hơn nữa, trẻ bị ngộ độc thực phẩm có thể biểu hiện nhiễm trùng toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não…
Những điều cần chú ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy, nôn mửa
Khi trẻ bị nôn nên cho trẻ nằm, nghiêng đầu qua một bên để tránh hít sặc. Do bị tiêu chảy nhiều trẻ dễ bị mất nước do đó cần bù lượng nước và chất điện giải. Đồng thời có chế độ ăn thích hợp sẽ làm giảm các triệu chứng và thúc đẩy sự hồi phục cho trẻ.
Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, không nên cho trẻ ăn kiêng. Đối với những trẻ lơn cho ăn cháo, cơm, súp nghiền để ruột mau hồi phục và hệ men tiêu háo sớm hoạt động bình thường. Trẻ còn đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú, lượng sữa được tăng so với trước khi trẻ ốm. Thông thường trẻ có thể ăn uống bình thường sau 24 giờ.
Cha mẹ phải theo dõi thường xuyên nhiệt độ, số lần và tính chất của dịch nôn, phân và nước tiểu. Khi trẻ có những dấu hiệu nặng như nôn nhiều, không thể uống hoặc bỏ bú, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh cần đưa ngay đến cơ sở y tế.
Theo Suckhoedoisong