Ung thư cổ tử cung là bệnh của người sắp hoặc đã mãn kinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy đến với những phụ nữ trẻ, đặc biệt là những người thường xuyên bị viêm nhiễm tử cung hoặc không giữ vệ sinh cẩn thận, quan hệ tình dục bữa bãi, không bảo vệ…
Triệu chứng chính khi bị ung thư tử cung hoặc cổ tử cung là ra máu âm đạo bất thường, đi tiểu bị đau hoặc khó khăn, đau khi quan hệ tình dục và tiết dịch âm đạo, rò rỉ nước tiểu hoặc phân qua đường âm đạo… Khi đi khám phụ khoa, bác sĩ có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm đặc hiệu để phân biệt hai bệnh này.
Ngày nay, mặc dù xét nghiệm tế bào cổ tử cung (pap smear) được coi là phương pháp có tác dụng ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhưng nó chỉ mang tính chất sàng lọc để phát triển nguy cơ. Tất cả phụ nữ nên bắt đầu xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung ở tuổi 21. Đối với phụ nữ tuổi 21 – 29, nên xét nghiệm Pap 3 năm một lần. Bắt đầu ở tuổi 30, phương thức ưa chuộng là xét nghiệm Pap kết hợp với xét nghiệm HPV mỗi 5 năm. Tiếp tục sàng lọc bằng phương thức này cho đến khi 65 tuổi.
Xét nghiệm Pap có tác dụng cảnh báo nguy cơ chị em bị ung thư cổ tử cung hay không. Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, phương pháp tiêm vắc-xin sẽ phòng bệnh bằng cách giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu hủy virus HPV trước khi virus xâm nhập vào cổ tử cung để gây bệnh. Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả nhất khi bạn gái chưa quan hệ tình dục và ở trong độ tuổi từ 9-26. Phụ nữ đã lập gia đình hoặc có quan hệ tình dục vẫn hoàn toàn có thể tiêm ngừa ung thư cổ tử cung vì các nghiên cứu đều cho thấy vắc-xin vẫn có hiệu quả rất tốt cho các đối tượng này.
Tuy nhiên, cho dù có tiêm ngừa hay không vẫn phải tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung vì có nhiều nguyên nhân khác gây ung thư cổ tử cung ngoài nhiễm HPV (mụn cóc sinh dục). Vì vậy, để phòng bệnh tốt nhất, chị em nên kết hợp cả 2 biện pháp này.
Theo Suckhoedoisong