Gia tăng đường huyết sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe, là nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, các bệnh tim mạch…14 thực phẩm giúp ổn định đường huyết và giảm cân hiệu quả Bí quyết chống hạ đường huyết Để duy trì đường huyết ổn định
PGS.TS Hà Hoàng Kiệm – Giảng viên Khoa Nội (Học viện Quân Y) cho biết, đường huyết tăng là hiện tượng có quá nhiều đường (glucose) trong máu, phản ánh sự dư thừa glucose tại các mô của cơ thể. Nếu chỉ số đường huyết ở người bình thường lúc đói >= 1,26 g/l thì đó được coi là đường huyết tăng còn sau khi ăn đường huyết >=2g/l thì đó gọi là tăng đường huyết sau bữa ăn.
Khi đường huyết không ổn định, tăng cao sẽ có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Sự gia tăng lượng đường trong máu sẽ kéo theo nguy cơ bệnh tiểu đường, đái tháo đường và tim mạch, gây tổn hại đến các cơ quan. Hậu quả bệnh để lại rất nặng nề như biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não, suy thận, hoại tử chi… Biến chứng cấp tính của tăng đường huyết là hôn mê do nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu – hay gặp ở người bị đái tháo đường type 1 và 2. Bệnh nhân có thể dẫn tới co giật, hôn mê và tử vong. Bởi vậy, việc giữ đường huyết ổn định sẽ giảm nguy cơ bị các biến chứng.
Theo PGS.TS Hà Hoàng Kiệm, để kiểm soát đường huyết, ngoài cách sử dụng máy đo đường huyết thường xuyên thì cách cơ bản để giữ được mức độ đường huyết ổn định hay giảm đường huyết là phải có chế độ luyện tập và ăn uống hợp lý, thuốc làm giảm đường huyết.
Tập luyện thể lực có tác dụng tốt để giảm cân ở người béo, tạo tâm lý tốt cho bệnh nhân. Tập luyện phải phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi và sở thích cá nhân. Tập các môn thể dục, dưỡng sinh có tác dụng rèn luyện sự dẻo dai thích hợp hơn là các môn thể thao đòi hỏi sức lực.
Đối với những người tăng đường huyết thì nên ăn đa dạng như ăn các món hỗn hợp, ăn nhiều món trong bữa cơm và các bữa cơm nên khác nhau về thức ăn. Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, hãy chia các bữa nhỏ trong ngày. Tốt nhất nên ăn một lượng đều đặn, ngày nào cũng như ngày nào, không nên bữa ăn no quá, bữa lại ăn đói để tránh tình trạng thất thường của lượng đường huyết. Bạn cũng cần tránh ăn thức ăn nhanh, thưc phẩm đóng hộp chế biến sẵn. Hạn chế muối và gia vị chứa nhiều muối khi nấu ăn. Không nên ăn quá nhiều thức ăn có lượng đường cao, nên ăn nhiều rau của, trái cây nhất là cam quýt bưởi, tuy nhiên cần ăn có chọn lọc vì rất nhiều loại trái cây có chứa lượng đường cao như mít, xoài, vải…
Bên cạnh vấn đề ăn uống người bị bệnh cần sử dụng thuốc làm giảm đường huyết khi chế độ ăn và tập luyện không đủ để làm ổn định đường huyết. Khi dùng thuốc, bắt buộc phải phối hợp với chế độ ăn. Việc dùng thuốc hạ đường huyết sẽ kiểm giúp kiểm soát đường huyết tối ưu, nghĩa là đường huyết trước ăn duy trì từ 4 – 7 mmol/lít, sau ăn 5 – 10mmol/lít và nồng độ HbA1c< 8%.
“Biểu hiện tăng đường huyết thường gặp ở những người bị tiểu đường, đái tháo đường nhưng ngay những người bình thường cũng có thể mắc. Bởi vậy, khi có các biểu hiện như: thường xuyên khát, uống nước liên tục, đi tiểu thường xuyên, người mệt mỏi, lượng đường trong nước tiểu cao hơn bình thường…cần đi khám để điều trị kịp thời vì đó là những dấu hiệu cho thấy đường huyết tăng cao – nguyên nhân chính gây ra các biến chứng ở bệnh tiểu đường. Người mắc chứng tăng đường huyết cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuẩn đoán với những thiết bị y tế hiện đại để đưa ra kết luận cuối cùng và từ đó có hướng điều trị phù hợp nhất” – PGS.TS Hà Hoàng Kiệm khuyến cáo.
Theo Suckhoe