Các triệu chứng thận trào ngược

Bệnh lí thận trào ngược là một bệnh mà thận bị hư hại bởi dòng chảy ngược của nước tiểu vào trong thận

Nguyên nhân, tỉ lệ mắc, và các yếu tố có tính nguy cơ

Nước tiểu chảy từ thận, thông qua hai ống niệu quản và chảy vào trong bàng quang. Mỗi ống niệu quản có một van một chiều qua đó nước tiểu đi vào bàng quang, van này ngăn chặn nước tiểu chảy ngược lại trong niệu quản.

1142 Các triệu chứng thận trào ngược

Bệnh lí thận chảy ngược xảy ra khi các van này bị hỏng, khiến cho nước tiểu chảy ngược lại thận. Nếu như bàng quang bị viêm nhiễm hay nước tiểu có chứa vi khuẩn, thận phải đối mặt với khả năng nhiễm trùng.

Bởi vì áp lực trong bàng quang thường cao hơn trong thận, nên sự trào ngược của nước tiểu khiến thận đối mặt với áp xuất cao bất bình thường. Qua thời gian, áp xuất được gia tăng này sẽ làm hư hại thận và gây ra sẹo thận

Hiện tượng trào ngược của nước tiểu xảy ra ở những người có hai ống niệu quản ngắn. Các niệu quản đi vào bàng quang thông qua các đường ống trong thành bàng quang, va áp lực trong bàng quang thông thường sẽ giữ cho những đường ống này được đóng chặt. Nếu như những đường ống này ngắn hay không có (do bẩm sinh) -Tỷ lệ bình thường của đoạn niệu quản trong thành bàng quang so với đường kính của lỗ niệu quản là 2,5:1, áp xuất trong bàng quang có thể khiến nước tiểu chảy ngược lên hai niệu quản

Trào ngược có thể có liên quan với những bệnh khác bao gồm:

* Nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang)
* Sỏi bàng quang
* Tắc đầu ra của bàng quang
* Rối loạn bàng quang
* Niệu quản dị dạng

Ở một số trường hợp, trào ngược không có triệu chứng gì. Bệnh thường được phát hiện khi một đứa trẻ được kiểm tra các nhiễm trùng tái phát ở bàng quang hay được kiểm tra do nghi ngờ là nhiễm trùng bàng quang. Nếu như trào ngược được phát hiện ở đứa trẻ đó, thì các anh hay chị em ruột của đứa trẻ đó cũng được kiểm tra, bởi vì trào ngược có thể xuât hiện trong cùng một gia đình

Mức độ của trào ngược-được phân loại thành 5 độ-giúp cho việc xác định xem bệnh sẽ được điều trị như thế nào. Trào ngược giản đơn hay trào ngược không biến chứng rơi vào độ I hay II

Bệnh lí thận trào ngược cũng có thể xảy ra do sự phù lên tạm thời xuất hiện sau khi cấy lại các niệu quản trong lúc cấy ghép thận hay do chấn thương đối với niệu quản

Khoảng 4 trong số 1000 người không có triệu chứng gì mắc bệnh lí thận trào ngược, trong khi có tới 50% trẻ mấu giáo và trẻ em mắc nhiễm trùng đường niệu mắc bệnh lí thận trào ngược. Bệnh lí thận trào ngược có thê dẫn tới suy thận mạn và bệnh thận giai đoạn cuối.

Có thể bệnh lí không có triệu chứng gì nếu chỉ một thận bị ảnh hưởng hay các triệu chứng có thể là các triệu chứng của nhiễm trùng đường niệu,  của hội chứng thận hư, hay suy thận mạn

Các yếu tố có tình nguy cơ bao gồm tiền sử trào ngược của cá nhân hay gia đình, các  bệnh lí bẩm sinh của đường niệu, và các nhiễm trùng đường niệu tái phát

Các triệu chứng

* Nhiễm trùng đường niệu tái phát ở nữ giới
* Nhiễm trùng đường niệu giản đơn ở nam giới
* Đau sườn, đau lưng, hay cơn đau bất bình thường
* Tần suất đi tiểu tăng
* Có nhu cầu đi tiểu về đêm
* Nóng hay buốt khi đi tiểu
* Cảm giác không đi tiểu hết ở bàng quang
* Máu trong nước tiểu
* Nước tiểu có bọt hay màu tối

Các triệu chứng khác có thể liên quan đến bệnh bao gồm:

* Đái dắt
* nôn và buồn nôn
* các dịn dạng ở móng tay
* sốt
* Các cơn ớn lạnh

Chú ý:  RốI loạn có thể không gây ra triệu chứng gì.

Các dấu hiệu và các xét nghiệm

Huyết áp có thể tăng lên, và có thể có các dấu hiệu và các triệu chứng của suy thận mạn

Các xét nghiệm khác đối với bệnh bao gồm:

* Siêu âm thận
* Xét nghiệm BUN huyết thanh
* Xét nghiệm sự thanh thải creatinine
* Xét nghiệm nước tiểu 24h cho thấy mức protein niệu tăng lên
* Nuôi cấy nước tiểu cho thấy có nhiễm trùng
* Chụp xạ hình có thể cho thấy có hồi lưu ngược bàng quang niệu quản hay thận ứ nước
* Scan bụng hay siêu âm thận hay bụng có thể cho thấy thận bị ứ nước, trào ngược, thận nhỏ, hay seọ thận
* Chụp voiding cystourethrogram (là một kĩ thuật chụp khi bệnh nhân được bơm đầy thuốc cản quang vào bàng quang, và chụp khi bệnh nhân đang đi tiểu) sẽ chuẩn đoán rõ ràng trào ngược hồi lưu bàng quang

Điều trị   

Trào ngược đơn giản, không biến chứng dưới độ III (trào ngược nguyên phát) có thể được điều trị như sau

* Theo dõi cẩn thận
* Nuôi cấy nước tiểu lặp lại
* Dùng kháng sinh để  ngăn chặn nhiễm trùng
* Siêu âm thận thường xuyên để theo dõi sự phát triển của bệnh

Trào ngươc nặng hơn có thể đòi hỏi phải phẫu thuật để:

* Cấy lại niệu quản
* Sửa chữa phục hồi

Tiên lượng   

Kết quả sẽ là khác nhau. Phần lớn các trường hợp mắc hội chứng trào ngược tự khỏi. Tuy nhiên, sự hư hại đói với thận có thể là vĩnh viễn. Nếu chỉ một bên thận bị ảnh hưởng, thận khác có thể tiếp tục hoạt động để thực hiện đầy đủ chức năng của hai thận

Hội chứng trào ngược có thê gây ra khoảng 20% các ca suy thận ở trẻ em và người trưởng thành còn trẻ.

Các biến chứng

* Hư hại lâu dài đối với một hay cả hai quả thận
* Suy thận mãn nếu như cả hai thận bị ảnh hưởng (có thể tiến triển tới bệnh thận giai đoạn cuối)
* Nhiễm trùng đường niệu tái phát hay mãn
* Hội chứng thận hư
* Cao huyết áp
* Viêm bể thận
* Sẹo thận
* Trào ngược tái phát dai dẳng
* Tắc niệu quản sau phẫu thuật

Gọi tới chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn

Hãy gọi cho chuyên gia y tế nếu các triệu chứng cho thấy hội chứng trào ngược có thể xuất hiện

Hãy gọi cho chuyên gia y tế nếu lượng nước tiểu sụt giảm hay các triệu chứng mới phát triển

Ngăn chặn

Phẫu thuật cấy lại các niệu quản vào trong bàng quang có thể được thực hiện để ngăn chặn hội chứng trào ngược. Điều này sẽ làm giảm bớt tần xuất và làm thuyên giảm nguy cơ do các nhiễm trùng đường niệu

Điều trị nhanh chóng các nguyên nhân gây ra trào ngược có thể ngăn chặn hội chứng trào ngược phát triển.

Theo Suckhoedoisong

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *