Các loại dị hình vách ngăn mũi

Dị hình vách ngăn là một nguyên nhân rất quan trọng gây ngạt tắc mũi.

Nguyên nhân chủ yếu là do chấn thương hoắc do rối loạn trong quá trình phát triển.

Chấn thương với lực đánh lệch về một bên mũi thường gây lệch vị trí của sụn hoặc của xương vách ngăn mũi về một bên. Còn chấn thương với lực đánh trực diện chính giữa mũi thường gây lún xẹp dầy vách ngăn, kèm theo vỡ sụn và xương của vách ngăn mũi.

Hầu hết chấn thương gây nên dị hình vách ngăn mũi thường sảy ra khi còn nhỏ trong quá trình chơi đùa, nhưng thường là bị bỏ qua và rất khó để hỏi được tiền sử của bệnh.

Rối loạn quá trình phát triển: Vách ngăn mũi được hình thành do quá trình phát triển của mỏm vách ngăn phát triển xuống dưới để gặp hai mảnh phát triển lên phía trên của khẩu cái để gặp nhau tại đường giữa. Trong quá trình hình thành vách ngăn, do sự phát triển quá mức và mất cân bằng của khẩu cái và nền sọ làm cho vách ngăn mũi bị đè đẩy và cong vẹo.

Ngoài ra, dị hình vách ngăn còn có yếu tố chủng tộc và gia đình.

17 Các loại dị hình vách ngăn mũi

Các loại dị hình vách ngăn gồm:

–          Dị hình phần trước vách ngăn: Một phần sụn phía trước của vách ngăn có thể bị cong vẹo không nằm đúng vị trí chính giữa. Việc chẩn đoán có thể thấy rõ khi bệnh nhân ngửa đầu ra phía sau.

–          Biến dạng vách ngăn hình chữ C: Vách ngăn mũi cong vẹo về hẳn một bên và hố mũi bên bị vẹo thường rộng hơn và thường bị quá phát cuốn.

–          Dị hình vách ngăn hình chữ S: Vách ngăn có thể cong vẹo hình chữ S và đây thường là nguyên nhân gây  ngạt mũi cả hai bên.

–          Gai Hoặc mào vách ngăn: gai hoặc mào vách ngăn thường thấy ở phần tiếp giáp giữa phần sụ và phần xương của vách ngăn. Gai hoặc mào vách ngăn có thể chạm vào thành bên của mũi và gây nên đau đầu giữ dội, nó có thể gây chay máu mũi tái phát đi tái phát lại do mạch máu mũi dị căng kéo trên bề mặt của phần dị hình vách ngăn đó.

–          Dầy vách ngăn: có thể do tiền sử bị tụ máu vách ngăn hoặc vách ngăn bị chấn thương vỡ thành nhiều mảnh bị xơ hóa dày lên.

Các biểu hiện lâm sàng thường gặp:

–          Ngạt tắc mũi: mức độ ngạt phụ thuộc vào loại dị hình vách ngăn. Ngạt có thể một bên hoặc hai bên. Dị hình phần cao thường gây ngạt hơn dị hình phần thấp.

–          Đau đầu: Dị hình vách ngăn nhất là gai vách ngăn hoặc mào vách ngăn chạm với thành bên của mũi gây đau đầu ngày càng tiến triển.

–          Viêm xoang: Dị hình vách ngăn gây tắc lỗ dẫn lưu xoang làm giảm thông khí các xoang và đó là nguyên nhân quan trọng gấy ứ dịch ở trong xoang và gây nhiễm trùng xoang.

–          Chảy máu mũi: Phần niêm mạc mũi tiếp xúc với không khí thở vào mũi bị khô (do thiếu khả ăng làm ẩm) nên dễ gây chảy máu. Hơn nữa chảy máu mũi cũng có thể do mạch máu phủ trên phần gai và phần mào vách ngăn bị căng kéo nên dễ chảy máu.

–          Dị hình vách ngăn có thể gây nhiễm  trùng tai giữa.

Về điều trị: Hầu hết bệnh nhân thường bị dị hình vách ngăn mũi với mức độ nhẹ không có biểu hiện triệu chứng khó chị gì và với những trường hợp này thì không cần điều trị.

Điều trị chỉ cần thiết khi dị hình vách ngăn mũi gây ngạt mũi nghiêm trọng và có các triệu chứng trên.

Điều trị dị hình vách ngăn mũi chủ yếu là bằng phẫu thuật. Thường là phẫu thuật nội soi để lấy bỏ phần sụn và phần xương bị cong vẹo. Phẫu thuật không để lại sẹo và hậu phẫu rất nhẹ nhàng.

Việc chỉnh hình vách ngăn thường được chỉ định khi bệnh nhân trên 17 tuổi. Lúc này phần sụn và xương của bệnh nhân đã phát triển ổn định. Tuy nhiên Nếu trẻ bị ngạt mũi quá nặng nề thì phẫu thuật là cần thiết để bệnh nhân thở được tốt hơn.

Theo 24h

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *