Ho gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Hemophillus periusis gây ra, rất thường gặp ở trẻ em trong mùa đông xuân. Hiện nay, ho gà được điều trị hiệu quả nhờ những bài thuốc dân gian.
Bệnh ho gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Hemophillus periusis gây ra, rất thường gặp ở trẻ em trong mùa đông xuân. Y học cổ truyền gọi là bách nhật khái, sinh khái (ho cơn).
Bệnh ho gà thường xảy ra ở trẻ em
Nguyên nhân do tà khí qua miệng mũi vào phế, phế khí không thông, nghịch lên gây ho, bên trong đờm nhiệt ẩn nấp ở phế, gây nên các cơn ho kịch liệt. Bệnh kéo dài ảnh hưởng đến phế khí, phế âm và dễ sinh ra các biến chứng. Dưới đây là những bài thuốc phòng và trị ho gà hiệu quả.
Bột hoa đu đủ
Hoa đu đủ đực khô 20g, trần bì 20g, vỏ rễ dâu 20g, bạch phàn 12g, bách bộ 12g. Hoa đu đủ sao vàng, rễ dâu tẩm mật sao giòn. Các vị sấy khô tán bột, đóng gói 4g/túi, đựng trong hộp kín.
Trẻ em 1 – 5 tuổi, mỗi lần 1/4 – 1 gói; trẻ từ 5 – 10 tuổi, mỗi lần uống từ 1 – 2 gói. Ngày uống 3 lần. Tác dụng mát phổi trừ đờm. Chữa chứng ho gà có sốt, ho nhiều đờm dãi. Không ăn các chất dầu mỡ, cay nóng, tanh để bệnh mau khỏi.
Mật ong và chanh
Mật ong được sử dụng trong y học ngay từ thời kỳ còn rất sơ khai và các nhà nghiên cứu cho rằng đây là loại dược liệu tốt nhất tồn tại đến thời nay.
Trong mật ong có chứa những tác nhân kháng virus, vi khuẩn, nấm, giúp vết thương mau lành… Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mật ong có tính kháng sinh. Một trong những công dụng phổ biến nhất của mật ong là điều trị chứng đau cổ họng, cảm, ho.
Me, gừng, nước cốt chanh
Có rất nhiều loại thuốc vô cùng hiệu nghiệm mà cũng rất rẻ tiền được làm từ những cây cỏ thiên nhiên. Thuốc aspirin vốn được bào chế từ cây liễu (willow). Chế phẩm sirô thuốc trị ho sau đây cũng được bào chế từ lá me, gừng và nước cốt chanh.
Những bài thuốc dân gian có thể giảm chứng bệnh ho gà hiệu quả
Lá me, củ gừng và nước cốt chanh chứa nhiều loại tinh dầu quý, dược tính là làm dịu và ấm đường hô hấp có thể trị những cơn ho thường do cảm mạo (còn những cơn ho do lao, ho gà, viêm phổi thì phải dùng thuốc đặc trị).
Cao ho gà
Lấy lá chanh 10g, cỏ gà 10g, gừng tươi 5g, củ sả 5g, lá táo 10g, cỏ sữa nhỏ lá 10g, vỏ rễ dâu 10g, hoa đu đủ đực 5g. Các dược liệu tươi rửa sạch nấu thành cao, cho đường nấu thành siro. Cho vào lọ nút kín.
Người dùng với liều lượng như sau dưới 5 tuổi mỗi lần uống 1 thìa cà phê; trên 5 tuổi, mỗi lần dùng 2 thìa cà phê. Ngày uống 2 lần pha với nước ấm. Người mắc ho gà nên tránh ăn các chất dầu mỡ, cay nóng, tanh (tôm, cua).
Si rô ô mai rễ dâu
Sử dụng trần bì 5g, vỏ rễ dâu 5g, củ sả 5g, bách bộ (bỏ lõi) 5g, ô mai 5g, cát cánh 5g, hạnh nhân 5g, kinh giới 5g, cam thảo 5g, bạc hà 5g. Nếu biến chứng nặng như chảy máu mắt, nôn ra máu, thêm sinh địa 10g, mạch môn 10g.
Sắc đặc lấy nước, thêm đường nấu thành sirô, đóng chai nút kín. Dưới 5 tuổi mỗi lần uống 1 thìa cà phê; trên 5 tuổi, mỗi lần dùng 2 thìa cà phê. Ngày uống 2 lần pha với nước ấm.
Theo Suckhoedoisong