Một thai kỳ khỏe mạnh là mong ước của tất cả bà bầu. Có rất nhiều dấu hiệu để bạn nhận biết mức độ khỏe mạnh trong quá trình bầu bí, nhưng các chuyên gia về sản khoa vẫn khuyến khích các thai phụ nên tập trung vào những vấn đề sau.
1. Mức huyết áp và đường huyết ổn định
Đây là hai yếu tố được đánh giá cao về khả năng dự báo tối ưu cho sức khỏe của các bà bầu. Chỉ số huyết áp và đường huyết nên được theo dõi từ thời điểm bạn bắt đầu có ý định mang thai. Quá trình theo dõi sẽ được các BS giám sát chặt chẽ trong những lần bạn đi khám thai định kỳ.
So với những người không mang thai, mức huyết áp của các bà bầu sẽ cao hơn một chút. Tuy nhiên, sự gia tăng huyết áp quá mức có thể dẫn tới chứng cao huyết áp khi mang thai, buộc bác sĩ sản khoa phải theo dõi kỹ lưỡng hơn.
2. Tử cung và nhau thai
Những rắc rối xảy ra ở tử cung và nhau thai có thể gây sẩy thai trong những tình huống rủi ro. Để bào thai được bảo vệ tốt cho đến cuối thai kỳ, tử cung và nhau thai của người mẹ phải luôn khỏe mạnh. Đó là bánh nhau phải gắn chặt vào thành tử cung, bởi vì tình trạng gãy, vỡ hay đứt rời của chúng sẽ dẫn đến nguy cơ sẩy thai.
3. Sự phát triển của bào thai
Tỷ lệ phát triển của bào thai sẽ quyết định sự phát triển của thai nhi. Bạn sẽ nắm bắt được quá trình quá triển của con thông qua việc thăm khám thai định kỳ bằng hình thức siêu âm.
Bào thai không phát triển là dấu hiệu cho thấy trong tử cung đang thiếu ô-xy hoặc cũng có thể là kết quả của việc bánh nhau bị nứt, vỡ.
4. Cân nặng
Bác sĩ sản khoa luôn khuyến khích thai phụ chỉ nên tăng từ 13 đến 15kg trong suốt quá trình mang thai. Còn những người đã thừa cân sẽ được khuyên nên tăng cân ít hơn để hạn chế các nguy cơ có thể xảy ra cho cả mẹ và con.
5. Mức hóc-môn
Progesterone và estrogen là hai loại hóc-môn giữ nhiệm vụ tiết lộ sự khỏe mạnh của các bà bầu. Trong giai đoạn bầu bí, cơ thể có khả năng sản xuất tới 400mg progesterone so với mức 20mg ở những phụ nữ không mang thai. Những hóc-môn này sẽ tạo ra màng trong của tử cung. Nhờ đó, thai phụ sẽ không thể có kinh nguyệt đồng thời giữ cho tử cung không bị co rút trong quá trình mang thai.
Trong khi đó, hóc-môn estrogen lại có trách nhiệm chính trong việc xây dựng các mô tế bào. Chỉ có estrogen mới có khả năng kích thích sự phát triển của tử cung từ kích cỡ xấp xỉ khoảng 60g trước khi mang thai tăng lên tới 1,2kg trong giai đoạn cuối thai kỳ.
6. Sự phát triển của vùng bụng
Mỗi lần khám thai, bác sĩ sẽ đo vòng bụng các của thai phụ để đánh giá và ước lượng sự gia tăng về kích thước và trọng lượng của thai nhi, đảm bảo em bé đang phát triển khỏe mạnh theo đúng tiêu chuẩn của từng tuổi thai.
7. Chuyển động của thai nhi
Các bác sĩ luôn khuyên thai phụ nên để ý và đếm số lần chuyển động của thai nhi nhằm đảm bảo rằng em bé vẫn đang khỏe mạnh. Bắt đầu từ tuần thứ 9 của thai kỳ, người mẹ đã có thể cảm nhận được những chuyển động của con mình. Những cử động của em bé chứng tỏ chúng đang nhận đủ ô-xy và hoàn toàn khỏe mạnh trong bụng mẹ.
Theo PhunuOnline